Máy Ép Nước Mía - Xe Nước Mía

Trang chủ

Hướng Dẫn Cách Trồng Mía Chuẩn Kỹ Thuật Nhất Từ A - Z

Cách trồng mía đúng kỹ thuật không chỉ đem lại nhiều giá trị về kinh tế cho người nông dân, các cơ sở sản xuất. Mà cả những người muốn tự kinh doanh vựa mía hay muốn tự làm ra được nguồn mía chất lượng để bán nước mía cũng tối ưu được chi phí khi biết cách trồng. Vậy làm sao để hiểu được quy trình trồng mía mang lại sản phẩm tốt nhất? Theo dõi bài viết sau với Máy Ép Mía Thái Long nhé.

1. Giá Trị Kinh Tế Mà Cây Mía Đem Lại

Cây mía mang lại nhiều giá trị kinh tế

Những giá trị từ việc trồng mía là thật sự rất lớn. Trước khi tìm hiểu sâu hơn về cách trồng mía thì ta có thể xem qua các yếu tố sau để hiểu được những lợi ích đó:

  • Mía là nguyên liệu sản xuất đường: Đường là nguyên liệu không thể thiếu chúng ta dùng hằng ngày. Lượng mía lớn tương đương với việc có thể sản xuất lượng đường đủ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và các cơ sở sản xuất thực phẩm.
  • Sản phẩm từ mía: Từ cây mía, ta có thể tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng khác như nước mía, bánh kẹo, mật mía,... Tạo ra doanh số cho các cơ sở kinh doanh hoặc những hộ gia đình đang kinh doanh nước mía.
  • Tạo ra việc làm: Mỗi năm thì nhu cầu đối với cây mía lên đến hàng triệu tấn. Cho nên nhân lực lao động trong ngành sản xuất này rất cần thiết. Từ đó nó tạo ra nhiều công việc cho người lao động.
  • Nguồn thu nhập cho người nông dân: Đối với những nông dân hoặc hộ gia đình sinh sống tại các vùng đồng bằng thì việc trồng mía đem lại cho họ nguồn thu nhập tương đối ổn định.

2. Hướng Dẫn Cách Trồng Mía Chuẩn Kỹ Thuật Trồng Mía Ép Nước

2.1. Chọn Đất Trồng

Chọn loại đất phù hợp để trồng mía

Đất để trồng mía có ưu điểm là tiêu chí không quá khắt khe. Tuy nhiên, để trồng được cây thì tối thiểu đất phải có tầng dày, có độ thoáng, độ pH từ 4 - 9, có độ tơi xốp và độ dốc trong khoảng 7 - 15%.

Cụ thể hơn, khi chọn đất thì loại đất sau đây là tiêu chuẩn, bạn có thể tham khảo nhưng không nhất thiết tất cả tiêu chí đều cần phải đáp ứng nhé. Đất tốt để trồng mía thì có nguồn gốc từ núi lửa hoặc phù sa mới, đất thịt, tơi xốp, giữ nước tốt, có tầng dày khoảng 0,7 - 0,8m, độ pH từ 6 - 8, mực nước ngầm có độ sâu 1,5 - 2m, đất có nhiều chất hữu cơ, không thiếu vi lượng và không có muối độc.

2.2. Làm Đất

Đối với giai đoạn làm đất thì mỗi loại đất sau đây sẽ có cách làm khác nhau, bạn theo dõi để biết được cách làm đúng với từng loại nhé:

  • Đất bãi và đất ruộng: Độ sâu với loại đất này nên là 30 - 35cm. Để thu được thành phẩm chất lượng, bạn nên áp dụng quy trình cày 3 chảo 2 lần - cày bừa 2 lần - cày 7 chảo 3 lần. Để không bị tình trạng lõi đất thì hướng cày sau nên vuông góc với hướng trước đó.
  • Đất đồi: Đối với loại đất này thì hàng mía nên được làm theo đường đồng mức. Thêm nữa là bạn nên làm đất trước khi trồng khoảng 40 - 60 ngày cho đất có thời gian vừa đủ để phơi ải và diệt nguồn sâu bệnh.
  • Đất trũng: Với dạng đất này thì bạn cần lên liếp rộng khoảng 6 - 20m, cao 25 - 35cm. Rãnh trồng có độ sâu 20 - 25cm và có phũ lớp đất dày từ 5 - 10cm lên đáy rãnh là phù hợp.
  • Đất nhiễm phèn: Loại đất này thì cần liếp rộng khoảng 4,5 - 5m, độ cao 25 - 30cm và đáy rãnh thì phủ lên lớp đất xốp độ dày khoảng 5 - 10cm.

Đất là yếu tố quan trọng trong kỹ thuật trồng mía, vậy nên bạn cần áp dụng đúng cách lên từng loại đất thì mới cho ra được những cây mía chất lượng.

Từng loại đất trồng mía sẽ có cách trồng mía khác nhau

2.3. Chọn Giống Mía Ép Nước Và Cách Nhân Giống

2.3.1. Chọn Giống Mía Ép Nước:

Đối với những ai kinh doanh bán nước mía muốn tự trồng vựa mía thì nên biết mỗi giống mía khác nhau, khi cho vào máy ép mía thì sẽ cho ra nước uống có hương vị lẫn độ ngọt hoàn toàn khác. Vậy nên cần chọn những loại giống mía tốt để cho ra cây mía năng suất cũng như các sản phẩm làm từ mía cũng chất lượng hơn.

Tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng vùng, bạn có thể tham khảo các loại mía ở Việt Nam phổ biến trên từng địa bàn như sau:

  • Khu vực vùng núi phía Bắc: ROC22, VĐ93-159, QĐ94-119…
  • Vùng Bắc Trung Bộ: VĐ55, ROC 10…
  • Vùng Tây Nguyên: K83-29, K84-200, VĐ93-159…
  • Vùng Đông Nam Bộ: K84-200, K83-29, K95-84, R579…

Mỗi giống mía khác nhau thì hương vị cũng khác nhau

2.3.2. Nhân Giống Mía

Đối với nhân giống thì thường sẽ có 2 cách để bạn lựa chọn, 1 là nhân giống bằng hom ngọn và thứ 2 là nhân giống bằng hom thân.

Tuy nhiên, với cách thứ nhất nhân giống bằng hom, cây có khả năng nảy mầm cao nhưng sức đề kháng của cây con tương đối yếu và dễ sâu bệnh. Cho nên mọi người đa số sẽ chọn nhận giống bằng hom thân.

Để quá trình trồng thuận lợi hơn, bạn nên chọn hom giống mía từ 6 - 8 tháng tuổi, mía không nhiễm sâu bệnh, có từ 2 đến 3 mắt mầm và có sự phát triển tốt. Bạn có thể đánh dấu phần đầu và ngọn để không bị nhầm lẫn, sau đó thì cứ xử lý và trồng theo cách bình thường.

2.4. Thời Vụ Trồng

Thời vụ để trồng mía được chia ra làm 2 vụ là vụ chính và vụ phụ. Bởi có sự phân chia khí hậu khác nhau nên từng vùng ở nước ta sẽ có các thời vụ trồng cũng khác nhau:

  • Miền Băc: có 2 vụ chính, vụ Đông Xuân trồng từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thu hoạch sau khoảng 10 - 12 tháng tuổi. Vụ Thu trồng từ tháng 8 đến tháng 9 và thu hoạch sau 13 - 15 tháng tuổi.
  • Tây Nguyên: Trồng vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 6. Đối với những nơi chủ động được về nguồn tưới nước thì có thể trồng vào tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
  • Đông Nam Bộ: Vụ đầu mùa mưa trồng từ 15 tháng 4 đến 15 tháng 6, thu hoạch sau 10 - 12 tháng tuổi. Vụ cuối mùa mưa trồng từ 15 tháng 10 đến 30 tháng 11 và thu hoạch sau 13 - 14 tháng tuổi. Năng suất của vụ 2 sẽ cao hơn vụ 1 từ 25  - 30%.
  • Tây Nam Bộ: Vụ 1 trồng tháng 4 - 6, thu hoạch sau 10 - 12 tháng tuổi trên đất lên liếp. Vụ 2 trồng tháng 11, 12 thu hoạch sau 8 - 10 tháng trên đất bị ngập lũ.

Thời vụ trồng mía

2.5. Mật Độ Và Cách Trồng

  • Miền Bắc: Khoảng cách hàng 1,2m, trồng ở độ sâu khoảng 12 - 20cm đối với đồng bằng. Khoảng cách 1,3 - 1,4m, trồng ở độ sâu 25 - 30cm đối với trung du.
  • Miền Trung: Khoảng cách hàng 1 - 1,2m, độ sâu 15 - 20cm.
  • Đông Nam Bộ: Khoảng cách hàng 1 - 1,2m, độ sâu 20 - 25cm đối với canh tác thủ công. Khoảng cách hàng 1,3 - 1,4m, độ sâu 25 - 30cm đối với canh tác cơ giới.
  • Tây Nam Bộ: Khoảng cách hàng 0,8 - 1m, độ sâu 15 - 20cm đối với vùng đất lên liếp. Khoảng cách 1 - 1,2m, độ sâu 15 - 20cm đối với vùng đất không lên liếp.

Thêm một số lưu ý sau về lượng hom và cách bố trí hom mía:

  • Số lượng hom trên 1ha: 25,000 đến 35,000, hom có 3 - 4 mầm.
  • Cách bố trí: 1 hàng nối tiếp, 2 hàng đặt so le kiểu nanh sấu hoặc 2 hàng song song nối tiếp nhau.

3. Cách Chăm Sóc Mía

3.1. Bón Phân Cho Mía

Quá trình bón phân giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của mía. Bón đều đặn và đúng cách làm cho lượng đường bên trong mía tăng lên và hạn chế được nhiều loại sâu bệnh. Tuỳ vào điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng mà bạn có thể điều chỉnh lượng phân bón nhiều hay ít.

Bón Lót

Không cần phải đo đọ pH với đất trồng chưa dùng phân bón Ong Biển. Bên trong phân bón Ong Biển đã được cấy một lượng men tự chuyển hoá chất dinh dưỡng và cân bằng độ pH để cây trồng dễ hấp thu.

  • Bón khoảng từ 1200 - 1500kg Ong Biển/ha
  • Bón đều vào đáy rãnh và tưới nước đều, sau 2 ngày mới đặt hom. Hoặc sau khi bạn bón lót, lấp lên 1 lớp đất mỏng 1 - 3cm rồi hẵng đặt hom.

Bón Thúc

Trong giai đoạn bón thúc cho mía thì bạn nên dùng loại phân NPK

  • Bón thúc lần 1: Bón khoảng 200 - 300kg NPK 16-16-8/ha khi mía được 75 ngày tuổi.
  • Bón thúc lần 2: Bón sau lần thúc thứ nhất 30 ngày. Lúc này, bón khoảng 300 - 400kg/ha NPK 16-9-21/ha.

3.2. Tưới Tiêu Nước

Tưới nước cho cây mía đúng cách

Đối với việc tưới nước, bạn lưu ý các điều dưới đây để tránh trường hợp tưới không khoa học dẫn đến chết cây:

  • Trong giai đoạn cây mọc mầm, để nhánh và bắt đầu vươn lóng mà đang mùa khô hạn thì chỉ nên tưới nước bổ sung.
  • Có thể tưới theo nhiều cách tuỳ vào lựa chọn như tưới nhỏ giọt, tưới phun, tưới tràn,...
  • Lượng nước tưới khoảng 400 - 500m3/ha/lần tưới
  • Một tháng nên tưới từ 1 đến 2 lần.
  • Mía dễ bị úng, vì thế xung quanh nên có rãnh, mương nối với hệ thống thoát nước để tránh nước bị đọng lại sau mưa.

3.3. Phòng Ngừa Cỏ Dại

Trong giai đoạn mía vẫn nhỏ hơn 4 tháng tuổi thì bạn nên làm cỏ sớm, cần đảm bảo làm sạch cỏ dại trên ruộng mía để mía phát triển được tốt hơn. Bạn có thể áp dụng 2 biện pháp dưới đây:

  • Thủ công: Dùng cuốc, dùng tay nhặt cỏ hoặc thuê người làm cỏ.
  • Hoá học: Dùng thuốc ngừa cỏ để phun. Sau khi trồng 2 - 5 ngày, bạn tiến hành phun thuốc cả ruộng nhưng cần chú ý là đất phải có đủ độ ẩm trước khi bạn phun thuốc.

4. Sâu Bệnh Trên Cây Mía

Có những loại sâu bệnh khá phổ biến sau đây cũng là tác nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây mía:

  • Sâu đục thân: Khi dính phải loại sâu này thì phần lóng của cây bị yếu đi, dễ bị đổ ngã khi có gió lớn, ngọn mía bị héo, mọc nhiều chồi làm giảm năng suất. Một vài loại sâu bạn sẽ thấy trên cây như sâu đục thân 4 vạch, sâu đục thân mình tím,...
  • Bệnh than: Đây là bệnh phổ biến ở cây mía. Cây khi dính bệnh thì sẽ bị còi, phần ngọn dài ra và bị cong xuống, cây mất đi khả năng tạo lóng. Một dấu hiệu thường thấy nhất khi cây nhiễm bệnh đó là bên ngoài có lớp màng mỏng màu trắng rồi nó chuyển đen.

Loại sâu bệnh đục thân cây mía

  • Thối đỏ thân: Đây là bệnh gây ảnh hưởng đến các bộ phận của cây ở giai đoạn vươn lóng. Dấu hiện nhận biết đó là khi chẻ cây ra thì thân cây xuất hiện các vết màu đỏ có mùi giống rượu.
  • Bọ hung đen hại gốc mía: Đây là hiện tượng bọ hung và sâu non phá phần rễ non và thân mía sát với mặt đất. Dấu hiện nhận biết đó là cây bị khô hoặc héo phần nõn làm ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh.

5. Thu Hoạch Mía

Cây mía để mọi người thu hoạch sẽ có những biểu hiện như lá khô nhiều, còn lại khoảng 5 - 6 lá vàng xanh, các lá đọt ngắn thì có tán hình rẽ quạt. Thân mía có độ bóng láng, cứng, chắc, gõ vào phát ra tiếng trong, có màu sẫm.

Độ ngọt của phần gốc và phần ngọn gần như nhau khi cây mía chín. Bạn có thể kiếm tra vị của nó bằng cách nhai thử.

Đó là toàn bộ những chia sẻ của Thái Long về cách trồng mía đúng chuẩn nhất. Hy vọng bạn có thể áp dụng các kiến thức trên vào thực tế dù bạn muốn trồng để bán hoặc dùng để ép mía thì sẽ có kết quả rực rỡ nhé. Nếu bạn muốn tham khảo thêm về xe nước mía hoặc máy ép nước mía siêu sạch thì cứ liên lạc với Thái Long.

BÀI VIẾT nổi bật

Nồi Nấu Bún Phở Điện Ở Phú Yên | 0905 036 171
Nồi Nấu Bún Phở Điện Ở Phú Yên | 0905 036 171
Chuyên cung cấp nồi nấu bún phở điện ở Phú Yên với chất lượng và giá cả tốt nhất. Nồi nấu phở điện, nồi nấu bún điện, nồi nấu cháo bằng điện.
Nồi Nấu Bún Phở Điện Ở Cần Thơ
Nồi Nấu Bún Phở Điện Ở Cần Thơ
Chuyên cung cấp các loại nồi nấu bún điện, nồi nấu phở điện, nồi nấu cháo điện, nồi nấu hủ tiếu điện, nồi hầm xương điện ở Cần Thơ.
Xe Nước Mía Tại Kiên Giang
Xe Nước Mía Tại Kiên Giang
Bán Máy Hút Chân Không Thực Phẩm Tại Đắk Nông
Bán Máy Hút Chân Không Thực Phẩm Tại Đắk Nông
Cung cấp các loại máy hút chân không thực phẩm, máy hút chân không mini, máy hút chân không không kén tui, máy hút túi thực phẩm... tại Gia Nghĩa Đắk Nông.
Nồi Phở Điện
Nồi Phở Điện
Nồi phở điện không chỉ tiện lợi cho các cửa hàng phở, quán ăn, nhà hàng mà còn thích hợp cho gia đình thích nấu phở tại nhà. Với thiết kế hiện đại và các tính năng tiên tiến, nồi phở điện là sự lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn nấu phở ngon mà không tốn nhiều công sức và thời gian.
Chat hỗ trợ
Chat Zalo
Chat ngay