Nước mía là thức uống giải khát cực kỳ quen thuộc với người Việt, đặc biệt được yêu thích vào mùa hè nắng nóng. Nước mía có công dụng giải khát và cung cấp năng lượng cùng một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên bạn cũng phải lưu ý khi sử dụng nước mía để không ảnh hưởng tới sức khỏe. Trong bài viết này Máy Ép Mía Thái Long sẽ chia sẻ vấn đề “nước mía kỵ với gì” để bạn phòng tránh, đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.
Dưới đây là 6 trường hợp bạn không nên uống nước mía.
Khi tìm hiểu về công dụng của nước mía chắc hẳn bạn cũng biết nước mía có thể giúp giảm bớt chứng nghén của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên không được lạm dụng uống quá nhiều mà nên uống với mức độ vừa phải.
Nước mía nguyên chất có độ ngọt cao với thành phần chủ yếu là đường. Do đó uống quá nhiều nước mía đồng nghĩa với việc nạp quá nhiều đường vào cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ lẫn bé.
>>Xem thêm: Mang Bầu Uống Nước Mía Được Không? Bầu 3 Tháng Có Được Uống?
Người đang theo chế độ ăn kiêng, giảm cân và người đang bị béo phì thì kỵ nhất là ăn nhiều đồ ngọt. Trong nước mía người đường ra còn chất béo, đạm và bột. Vì vậy thường xuyên uống nước mía sẽ gây tăng cân, béo phì do thừa năng lượng.
Đây là lưu ý quan trọng vì nhiều người không để ý bản thân đang uống thuốc khi uống nước mía, gây giảm hiệu quả thậm chí là phản tác dụng. Đặc biệt là người dùng các loại thuốc chống đông máu và thuốc bổ. Trong nước mía có Policosanol có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, mà các loại thuốc trên sẽ cản trở tác dụng của Policosanol.
Nước mía bảo quản trong tủ lạnh không cẩn thận hoặc để quá lâu rất dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Uống nước mía để lâu trong tủ lạnh có thể gây ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.
>>Xem thêm: Đường Mía Là Đường Gì? Có Tốt Cho Sức Khoẻ Hay Không?
Đặc điểm của nước mía là tính lạnh và hàm lượng đường cao. Điều này là không tốt đối với những người có đường ruột yếu, hay đầy bụng và đi ngoài lỏng.
Không nhất thiết là không được uống nhưng cần hạn chế uống nước mía nếu đường ruột yếu, nếu uống thì chỉ nên uống một lượng vừa phải.
Nước mía nguyên chất từ cây mía cung cấp một lượng chất chống oxy hóa lành mạnh nhưng nó lại chứa rất nhiều đường và tất nhiên không hề tốt chút nào cho người bị bệnh tiểu đường, làm tăng lượng đường trong máu. Thay vào đó bạn có thể uống cà phê không đường, trà hoặc nước pha trái cây nếu thèm ngọt.
Thời điểm uống nước mía tốt nhất là vào buổi chiều vì lúc này cơ thể thường mệt mỏi, đặc biệt là vào mùa hè. Một ly nước mía sẽ giúp bạn nạp lại năng lượng và nạp thêm lượng đường vừa đủ.
Lưu ý hạn chế uống nước mía vào sáng sớm sẽ bị lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy,...
Ngoài những trường hợp kiêng kỵ thì không thể phủ nhận được công dụng của nước mía đối với cơ thể.
Ngăn ngừa nhiễm độc gan: Trong nước mía có Flavonoid và hợp chất Phenolic có tác dụng kháng viêm, chống ung thư và kháng virus, ngăn nhiễm độc gan.
Phòng ngừa ung thư: Flavonoid trong nước mía cũng có tác dụng ngăn chặn các tế bào ung thư hiệu quả, ngoài ra nước mía cũng có tính kiềm.
Giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân tiểu đường: Mặc dù kiêng kỵ với tiểu đường nhưng nếu thỉnh thoảng bạn uống một chút thì nước mía cũng có thể giảm nhẹ triệu chứng. Lượng đường tự nhiên trong mía có thể giúp ngăn đường huyết tăng đột biến.
Cải thiện hệ tiêu hóa: Uống nước mía đúng cách sẽ cải thiện hệ tiêu hóa bởi Kali sẽ cân bằng độ pH trong dạ dày, giúp hệ tiêu hóa tiết dịch tốt hơn.
Cung cấp năng lượng cho cơ thể: Lượng đường Glucose trong mía cung cấp cho cơ thể năng lượng phục hồi nhanh chóng và là nguồn cung cấp protein bị mất.
Lợi tiểu, ngăn ngừa nhiễm trùng được tiết niệu.
Nước mía có tính nhuận tràng nên uống nước mía có thể cải thiện tình trạng táo bón và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Làm đẹp da, là nguồn cung cấp vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành collagen giúp da trở nên sáng và đàn hồi.
Giàu khoáng chất như Canxi, Phosphorus giúp củng cố men răng và giảm nguy cơ sâu răng.
>>Xem thêm: Uống Nước Mía Có Mập Không?
Nước mía có nhiều công dụng, tốt cho sức khỏe nhưng chỉ tốt khi bạn uống nước mía sạch và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Để thu được nước mía nguyên chất thì nên sử dụng máy ép mía siêu sạch.
Sử dụng máy ép nước mía không chỉ thu được nước mía sạch mà còn có nhiều ưu điểm khác như ép kiệt nước, tiết kiệm thời gian và công sức cho người dùng. Đặc biệt nếu có ý định kinh doanh bán nước mía thì bạn nên đầu tư máy ép nước mía siêu sạch để ép nhanh hơn, phục vụ khách hàng tốt hơn.
Không chỉ vậy ép mía bằng máy còn đảm bảo an toàn vệ sinh, đảm bảo sức khỏe cho khách hàng. Nước mía ép ra bạn có thể biến tấu, kết hợp với nhiều nguyên liệu khác như trái cây để làm ra những loại nước mía mix khác đa dạng hơn.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài viết này, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về vấn đề nước mía kỵ với gì và trường hợp nào nên tránh uống. Hãy ghi nhớ để sử dụng nước mía một cách an toàn và hiệu quả, bảo vệ sức khỏe bản thân. Bên cạnh những trường hợp được khuyến cáo nên hạn chế sử dụng, bạn cũng cần lưu ý chọn mua nước mía tại những cơ sở uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh nguy cơ ngộ độc. Hoặc tới Thái Long để tham khảo nhiều model máy ép nước mía siêu sạch nếu có nhu cầu mua sắm và kinh doanh với giá cả phải chăng.
Tin mới nhất
BÀI VIẾT nổi bật